ĐỊA CHỈ BÁN KHOÁNG KALI TẠI MÓNG CÁI

VAI TRÒ KHOÁNG KALI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, khoáng chất Kali cũng có vai trò quan trọng không kém. Kali là một thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.Nếu không kiểm tra định kỳ, dẫn đến việc không nắm được hàm lượng Kali có trong nước, và không bổ sung Kali kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất ao nuôi. Vậy khoáng Kali quan trọng như thế nào, kỹ thuật bổ sung chất khoáng Kali cho tôm ra sao?  Xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!

1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOÁNG KALI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM

Kali cho ao nuôi tôm hay còn được gọi là Potassium DiFormate (C2H3KO4) – là phân tử axit kép dạng muối đôi, giúp làm giảm pH dạ dày, tạo môi trường kiềm (rất cần thiết) trong dạ dày và ruột tôm, nhờ đó làm tăng sự giải phóng enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt và hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn.

Formate cũng khuếch tán vào vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và axit hóa sự trao đổi chất của chúng, khiến tế bào vi khuẩn có hại chết. Nhờ đó, vi khuẩn có lợi (Lactobacillus, Bifidobacteria) có cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng sức đề kháng.

Ngoài ra ion K+ tham gia dẫn truyền xung động thần kinh cơ, tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme trong tế bào. ion K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Do đó khi thiếu Kali tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm thậm chí là chết hàng loạt.

chế phẩm sinh học - Microtech Việt Nam

2.DẤU HIỆU TÔM BỊ THIẾU KHOÁNG KALI

Trên cơ thể tôm sẽ có những đốm đen liti nhỏ bằng đầu cây kim trên toàn vỏ tôm. Biểu hiện rõ là khi có những đốm trắng đục trên thân ở trong thịt (đục cơ), trường hợp nhẹ thì dễ trị còn nếu tôm vừa bị đục cơ, cong thân thì khó trị và dẫn đến tôm chết hàng loạt.

Tình trạng tôm khi bị thiếu Kali?: Tôm suy yếu, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, đường ruột tôm mờ nhạt, tôm khó lột, lột dính đuôi và chết rải rác. Tôm cong thân kéo theo tình trạng đục cơ.

Cũng tương tự như Ca-Mg, Kali cần được kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Đối với ao có độ mặn tương đối (10 – 15‰), có đủ nguồn nước sạch để thay thường xuyên, phải kiểm tra từ đầu vụ, sau đó định kỳ hàng tháng kiểm tra lại Kali một lần.

Đối với ao có độ mặn thấp (4 – 10‰), lượng khoáng trong nước cũng sẽ không dồi dào, định kỳ 2 tuần/lần, cần tiến hành kiểm tra Kali.

Càng về những tháng cuối, đây là thời điểm tôm hấp thu khoáng nhiều hơn, thì tần suất kiểm tra nên tăng nhiều hơn. Đối với ao nuôi siêu thâm canh công nghệ cao, tốt nhất là tiến hành kiểm tra mỗi ngày, cùng với kiểm tra các chỉ tiêu: pH, kiềm, NH3, NO2, Ca, Mg.

3. CÁCH XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KALI TRONG AO NUÔI

Để xác định hàm lượng K trong ao tôm, bà con mang mẫu nước đến các phòng lab sẽ giúp kiểm tra các chỉ tiêu này hoặc bà con sử dụng bộ test K đang có trên thị trường.

Tỷ lệ khoáng K và Na trong nước để đạt mức tối ưu giúp nuôi tôm hiệu quả là Na:K 28:1 là phù hợp cho tôm phát triển tốt nhất (đây là tỷ lệ có trong nước biển).

Bà con phải biết bổ sung chất khoáng phù hợp theo ngày tuổi của tôm nuôi, tùy vào ngày tuổi của tôm để bổ sung định kỳ theo một lượng nhất định. Tôm nuôi càng lớn, càng cần phải tăng dần lượng chất khoáng và định kỳ đánh cũng phải rút ngắn lại cho đến cuối vụ nuôi.

Bổ sung Kali cho tôm là việc làm rất quan trọng, do đó cần thường xuyên theo dõi tình hình ao nuôi, để phát hiện kịp thời những rủi ro, từ đó có biện pháp bổ sung Kali cho hiệu quả.

chế phẩm sinh học - Microtech Việt Nam

4.KỸ THUẬT BỔ SUNG KHOÁNG KALI CHO AO TÔM

Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách:

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.

Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm.

Bổ sung Kali cho tôm là một trong những việc làm quan trọng có vai trò trong việc tăng trưởng của tôm. Khi phát hiện tôm thiếu Kali thì cần bổ sung Kali cho ao nuôi tôm kết hợp một chút khoáng Magie trộn vào thức ăn cho tôm ăn đồng thời bổ sung khoáng tạt vào trong môi trường nước ao ngay từ đầu vụ.

Kali và Magie sẽ làm tăng cơ thịt, giúp cho cơ bắp rắn chắc, tăng trọng và tăng sức đề kháng cho con tôm.Việc bổ sung khoáng Kali giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng nhất.

Hiện tượng đục cơ, cong thân, khó lột của tôm thẻ thường xuất hiện từ lúc tôm 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành. Vì thế, sự có mặt của khoáng tạt rất hữu ích, nó sẽ bổ sung đầy đủ khoáng cho tôm cá để có sự sinh trưởng tốt nhất.

5. MUA KHOÁNG KALI Ở ĐÂU UY TÍN, GIÁ TỐT 

Hóa chất Hải Đăng là đơn vị cung cấp các sản phẩm hóa chất uy tín đã được chứng minh trên thị trường hóa chất. Bên cạnh đó giá thành lại rất hợp lý, các sản phẩm được đưa đến tay khách hàng luôn được đảm bảo có chất lượng tốt nhất. Đây là sẽ địa chỉ tin cậy cho quý khách hàng tìm mua các loại hóa chất. Tại công ty chúng tôi đang có số lượng khoáng Kali ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Mọi thắc mắc về sản phẩm hay cần báo giá chi tiết, quý khách vui lòng gọi đến số hotline 0934566845 hoặc 0934561220 để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp.
Địa chỉ kho hàng tại:  Km 9, Hải Đông, Móng Cái, Quảng Ninh
Trụ sở chính: 172 Hà Khẩu, Hạ Long, Quảng Ninh